Bắc Ninh không chỉ làm say lòng người với những làn điệu dân ca quan họ mà còn là vùng quê của những doanh nhân tài hoa nổi tiếng và các làng nghề truyền thống như: giấy Phong Khê, làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, làng sắt thép Đa Hội, tơ tằm Vọng Nguyệt, đúc đồng Đại Bái, đúc nhôm Văn Môn… Doanh nhân Mẫn Ngọc Anh – Chủ tịch HĐQT Công ty Hồng Ngọc – Giám đốc Nhà máy thiết bị điện Hanaka- là một trong những niềm tự hào của người dân Kinh Bắc về tấm gương vượt khó, làm giàu cho gia đình và xã hội.
Sinh ra và lớn lên ở quê hương Văn Môn (Yên Phong) đồng trũng nước trong, chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn, đất chật người đông, quanh năm nghèo khó, từ tay trắng với ý chí vượt lên gian khó, thay đổi cái nghèo và lòng yêu quê hương, Mẫn Ngọc Anh đã mời gọi, hợp sức được các nhà khoa học kỹ thuật, các trí thức yêu nghề, công nhân giàu kinh nghiệm tại địa phương để xây dựng lên Nhà máy thiết bị điện Hanaka. đó là một tập thể đoàn kết phát triển, tư duy năng động sáng tạo, làm ra nhiều sản phẩm thiết bị điện cho xã hội và góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.
Sinh ra và lớn lên ở quê hương Văn Môn (Yên Phong) đồng trũng nước trong, chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn, đất chật người đông, quanh năm nghèo khó, từ tay trắng với ý chí vượt lên gian khó, thay đổi cái nghèo và lòng yêu quê hương, Mẫn Ngọc Anh đã mời gọi, hợp sức được các nhà khoa học kỹ thuật, các trí thức yêu nghề, công nhân giàu kinh nghiệm tại địa phương để xây dựng lên Nhà máy thiết bị điện Hanaka. đó là một tập thể đoàn kết phát triển, tư duy năng động sáng tạo, làm ra nhiều sản phẩm thiết bị điện cho xã hội và góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.
” Để làm được một cái gì đó cho đời”, đó là ý tưởng, cũng chính là điểm tựa, là cái nền cho nhà doanh nghiệp trẻ mới ngoài 30 tuổi này làm nên một nhà máy thiết bị điện lớn trên toàn quốc có khả năng sản xuất mỗi năm hàng ngàn biến thế điện đủ loại và hàng ngàn tấn cáp nhôm, dây đồng, cáp điện các loại mỗi năm, tạo việc làm ổn định cho hơn 400 lao động với tổng doanh thu ngày càng tăng( năm 2005 đạt 915 tỷ đồng), đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 20 tỷ đồng mỗi năm. Liên tục trong 10 năm qua, Nhà máy thiết bị điện Hanaka- Công ty Hồng Ngọc luôn là điểm sáng, là đơn vị xúât sắc của ngành công nghiệp Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung.
Anh bạn đồng nghiệp kể cho tôi nghe, một chiều cuối tuần anh từ Hà Nội sang tìm gặp Mẫn Ngọc Anh, gần hết buổi chiều rồi mà thấy Mẫn Ngọc Anh vẫn chưa hết khách, không phải ba bốn đoàn mà có tới bảy tám đoàn, cũng không chỉ có khách từ Hà Nội, khách từ trong Nam ngoài Bắc đến mà có cả khách từ Lào, Trung Quốc tìm đến bàn việc cung ứng thiết bị cho trung tâm thương mại, khu bể bơi, thể thao giải trí và trung tâm liên kết đầu tư công nghệ cao Hanaka.
Ngồi chờ bên phòng giám đốc mà bên tai chúng tôi vẫn vọng vào cuộc đàm thoại của Mẫn Ngọc Anh với vị khách Trung Quốc. Tiếng anh rành mạch: “Tôi với ông mãi mãi là bạn, tôi mời ông sang thăm đất nước tôi, thăm nhà máy của chúng tôi. Tôi có thể mời ông ăn cơm và uống rượu cùng ông hết mình, nhưng làm ăn thì phải sòng phẳng. Tiền doanh nghiệp tôi bỏ ra mua thiết bị cuả các ông phải là thiết bị đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trong hợp đồng ta đã ký kết với nhau. Ông là doanh nhân, tôi là doanh gia, sân chơi của chúng ta phải bình đẳng, thế mới có thể bền vững, làm ăn mơí lâu dài được”.
Đã hết khách, tiếng chuông đồng hồ điểm 6h tối, Mẫn Ngọc Anh trở lại tâm sự: “Hoạt động trong cơ chế thị trường, làm doanh nghiệp, ký kết hợp đồng với đối tác nứơc ngoài mà nghiệp vụ không vững, không có kinh nghiệm thì rất dễ bị lừa”. Cách nói chuyện cởi mở, tự nhiên như chính bản chất vốn có của Mẫn Ngọc Anh đã gây cho người tiếp xúc cảm nhận về một doanh nhân năng động, thông minh và rất đỗi chân thành.
Còn nhớ, cậu bé Mẫn Ngọc Anh ngày nào bắt cua trên đồng làng bị cua cắp tướp cả tay để bán lấy tiền đóng học phí. Con trai của ông Mẫn Hồng Cẩn một thời đi gom phế liệu đấy ư? Một con người hay nghĩ ngợi nhưng đã làm việc gì là làm bằng được. Cái tố chất ấy đã làm nên chân dung giám đốc Hanaka hôm nay mà cả nước đều biết đến anh. Những năm qua, doanh nghiệp của Mẫn Ngọc Anh đã từng được trao giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, bản thân anh được trao giải thưởng “Sao đỏ” năm 2003- một giải thưởng có uy tín dành cho giới doanh nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước. Là con người đã đi rất nhiêù nơi trên thế giới để tính chuyện làm ăn, mà mơ ước của anh là chỉ để tìm kiếm công nghệ mới, khoa học kỹ thuật thiết bị hiện đại, chọn đối tác để ký kết hợp đồng có hiệu quả cao bởi lẽ trong thời buổi hội nhập mà thua công nghệ là thua thiệt nhiều thứ.
Có lẽ chính cái bản lĩnh ấy đã làm nên sự vững mạnh của thương hiệu Hanaka với các trang thiết bị công nghệ dây chuyền sản xuất máy biến thế và các loại cáp điện không thua kém gì các nứơc tiên tiến. Giám đốc Mẫn Ngọc Anh đưa chúng tôi đi thăm Nhà máy sản xuất máy biến thế và dây cáp điện Hanaka: máy xẻ băng, máy cắt chéo tôn silíc, máy gấp vỏ cánh sóng, máy cuốn đồng lá, dây chuyền làm sạch kim loại , lò nấu nhôm nấu đồng, máy kéo sợi, máy bện cáp cuả các nước đang phát triển như : Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật, Italia…. Tất cả đều tự động hoá hoàn toàn. Và chúng tôi cảm nhận được một điều rằng sự đầu tư đồng bộ các dây chuyền sản xuất hiện đại đã làm nên một tầm vóc Hanaka hôm nay.
Có phải Giám đốc Mẫn Ngọc Anh biết chiêu hiền đãi sĩ, biết trải thảm vẫy gọi, biết trọng dụng nhân tài? Mẫn Ngọc Anh mỉm cười bộc bạch: “Những doanh nghiệp tư nhân như Hanaka muốn người lao động làm tốt cho mình, coi nhà máy, xí nghiệp như nhà của họ thì trước hết doanh nghiệp phải hiểu và tôn trọng họ, tạo ra môi trường làm việc thân thiện, bình đẳng trong một tổ chức đoàn kết thống nhất và đặc biệt phaỉ chăm lo đến lợi ích của họ, chăm lo công tác xã hội để từ đó họ yên tâm, có trách nhiệm cao với công việc của mình”.
Thì ra bí quyết thu hút người tài của Giám đốc trẻ Mẫn Ngọc Anh chính là thu hút nhân tâm. Người lao động của Hanaka được chăm sóc từ bữa ăn ca, quần áo bảo hộ, tiền lương bạc triệu một tháng và hơn thế chính là cái tình người sâu nặng.
Phải là một doanh gia có tâm, có tình thì mới có được một tấm lòng đầy chất nhân văn ấy, và cũng bởi thế mà người lao động của Hanaka đã lao động hết mình, vì nhà máy nhằm đưa hiệu qủa hoạt động sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước. Năm 2001, nhà máy đạt tổng doanh thu 250 tỷ đồng, năm 2003 đạt 495 tỷ đồng, năm 2004 là 615 tỷ đồng và năm 2005 tổng doanh thu của nhà máy đạt 915 tỷ đồng, hàng năm nộp ngân sách nhà nước trên 20 tỷ đồng tiền thuế các loại, tạo việc làm ổn định cho hơn 400 công nhân có mức lương thu nhập bình quân1,5 triệuđồng/tháng. Đặc biệt, 3 năm vừa qua, Hanaka đã vinh dự nhận giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao, Cúp vàng Thương hiệu, nhãn hiệu năm 2005… Bản thân Mẫn Ngọc Anh đã được rất nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2003 – 2005) vì có thành tích xuất sắc trong kinh doanh. Nối tiếp và phát huy những kết quả, thành tích của nhà máy trong những năm qua, hiện nay Hanaka – Công ty Hồng Ngọc đang tiếp tục đầu tư hơn 1000 tỷ đồng để xây dựng khu trung tâm thương mại và khu trung tâm liên kết đầu tư phát triển công nghệ cao Hanaka. Dự tính khi trung tâm này đi vào hoạt động sẽ đưa tổng doanh thu của Hanaka từ 2500 đến 3000 tỷ đồng/năm.
Hanaka là một hình ảnh sinh động về một doanh nghiệp, và Mẫn Ngọc Anh là một doanh nhân trẻ điển hình của Việt Nam trong cơ chế thị trường. Năng động, sáng tạo, bản lĩnh, tự tin đó là những gì mà bất cứ khách hàng nào khi đến đây đều phải ghi nhận ở vị giám đốc này. Anh là con người của công việc, của lo toan. Hạnh phúc đấy và cũng gian nan, “trời đầy” đấy khi mà những ai đã hiểu về Mẫn Ngọc Anh đều thấy rõ điêù này và sự thành danh quá sớm của anh có lúc chính anh phải chịu cả nỗi buồn khi có những người xấu tìm cách ngáng chân, nói điều này điều kia không phải đạo. Nhưng điều đó càng hun đúc trong anh sự vươn lên một cách mạnh mẽ để ngày càng khẳng định vị trí, uy tín của công ty cũng như của bản thân trên thương trường.
Có thể nhận thấy rằng doanh nghiệp Hồng Ngọc, Nhà máy thiết bị điện Hanaka là đơn vị làm ăn có hiệu quả, tuân thủ đúng pháp luật và cần được tôn vinh. Trước yêu cầu về thiết bị điện, dây cáp điện cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hanaka còn nhiều việc phải làm cho con đường phát triển của mình.
Tạm biệt và chia tay với tập thể CBCNV nhà máy Hanaka, gương mặt Giám đốc trẻ Mẫn Ngọc Anh như sáng lên và cái lúm đồng tiền của ông chủ doanh nghiệp càng có duyên hơn. Tôi chợt nghĩ chính có lẽ đây cũng là bản lĩnh tự tin, xông xáo, dám nghĩ dám làm của một doanh nhân trẻ và đó cũng là một tài sản, một trong những bí quyết để doanh nghiệp nổi danh xứ Kinh Bắc này gặt hái nhiều thành công và vững vàng đi tới một tương lai tươi sáng hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét